Bảo dưỡng, bảo trì & sửa chữa máy làm lạnh nước

Trong quá trình sử dụng máy làm lạnh nước chiller, để hệ thống đạt được hiệu quả và tuổi thọ tối đa cần phải bảo dưỡng bảo trì định kỳ: hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Bài viết dưới đây, chúng tôi chia sẻ với các bạn về quy trình bảo dưỡng máy làm lạnh nước.

Bảo dưỡng máy làm lạnh nước hàng ngày
  • Cần một người chuyên môn được phân công để họat động, bảo trì và sữa chữa máy làm lạnh nước nhằm nâng cao tuồi thọ họat động máy.
  • Kiểm tra và ghi chép nhiệt độ bên trong và bên ngòai, nhiệt độ vào và ra của ống nước giải nhiệt và ống nước làm lạnh, điện áp, dòng điện, áp suất đẩy/hút và áp suất dầu, mức dầu
  • Vệ sinh thiết bị
  • Nếu áp suất đẩy lớn hơn 18 kg/cm2 , cần phải làm vệ sinh bình ngưng giải nhiệt nước hoặc dàn ngưng giải nhiệt gió
Bảo dưỡng máy làm lạnh nước hàng tháng 
  • Kiểm tra ốc vít trên mỗi trục nếu nó tháo lỏng.
  • Kiểm tra filter của AHU/FCU
  • Làm sạch bụi trên coil của thiết bị trao đổi nhiệt
  • Kiểm tra rò rỉ ở các đầu nối của hệ thống ống dẫn
  • Kiểm tra dây điện nếu nó rò rỉ và tháo lỏng, kiểm tra tiếp xúc của công tắc tơ nếu nó bị cháy
  • Kiểm tra mức dầu ở máy nén
  • Bôi trơn bạc đạc ở mô tơ
  • Kiểm tra ống dẫn nước lạnh nếu không khí vào hệ thống và xả nó
  • Kiểm tra áp suất của tác nhân lạnh
  • Vệ sinh tháp giải nhiệt và thay nước giải nhiệt hoặc vệ sinh sạch sẽ dàn ngưng quạt giải nhiệt gió
  • Kiểm tra bình giãn nở và phần lắp đặt đường nước

 

Bảo dưỡng máy làm lạnh nước hàng ½ năm
  • Thực hiện bước của tháng
  • Kiểm tra tác động làm mát của tháp giải nhiệt, lọai bỏ gỉ sét và sơn lại
  • Vệ sinh bộ lọc trên đường ống nước
  • Vệ sinh cấu cặn trên ống của bình ngưng, cáu bẩn bám trên dàn ngưng ống đồng và cánh tản nhiệt của dàn ngưng

>> Xem thêm: Bảo trì chiller cho nhà máy sản xuất

Bảo dưỡng máy làm lạnh nước hàng năm
  • Thực hiện bước của ½ năm
  • Vệ sinh lọc khô và thay thế 01 phần tử khử ẩm mới
  • Kiểm tra cửa van xi lanh của máy nén
  • Thay đổi dầu lạnh ở máy nén
Thời gian bảo dưỡng định kỳ máy làm lạnh nước nước giải nhiệt
  • Nếu máy Chiller chạy liên tục khoảng 8h/ngày thì 1 năm thay dầu máy nén.
  • Nếu máy Chiller chạy liên tục 24h/ngày thì 06 tháng thay dầu máy nén.
  • Đối với Chiller giải nhiệt nước để đảm bảo máy vận hành tốt thì nên thường xuyên vệ sinh tháp giải nhiệt, thường 01 tháng vệ sinh tháp giải nhiệt 1 lần.
  • Để đảm bảo dàn ngưng giải nhiệt tốt cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Đối với dàn ngưng nước giải nhiệt 03 tháng vệ sinh 1 lần. Đối với dàn ngưng gió giải nhiệt thì tùy vào độ sạch của môi trường không khí làm việc, kết hợp với quan sát mức độ bụi bẩn của dàn ngưng gió mà tiến hành vệ sinh.

 

BẢNG TRẮC NGHIỆM NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ MÁY VÀ CÁCH XỬ LÝ
Dấu hiệu Họat động bảo vệ Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1. Bơm, máy nén không họat động Thiết bị bảo vệ nhả 1.Không có nguồn điện
2.Cầu chì của mạch điều khiển nhả hoặc bi chảy
3.Rơ le quá tải bơm nước nhả hoặc reset
1.Bật ON trở lại sau khi kiểm tra hệ thống
2.Thay mới cầu chì sau khi kiểm tra mạch điều khiển
Cài đặt lại sau khi kiểm tra bơm, nếu bơm hư thì sữa chữa
2.Bơm nước chạy nhưng máy nén không làm việc
Thiết bị bảo vệ áp suất đẩy nhả 1.Không cài đặt lại được
2.Thiết bị bảo vệ hỏng
Cài đặt lại sau khi kiểm tra 2.Sữa chữa hoặc thay thế nếu hỏng
Thiết bị bảo vệ áp suất dầu nhả 1.Không cài đặt lai được
2.Thiết bị bảo vệ hỏng
1.Cài đặt lại sau khi kiểm tra
2.Sữa chữa hoặc thay thế nếu hỏng
Bộ điều nhiệt bảo vệ đông đá nhả 1.Không cài đặt lai được
2.Thiết bị bảo vệ hỏng
Cài đặt lại sau khi kiểm tra 2.Sữa chữa hoặc thay thế nếu hỏng
Rơ le bảo vệ quá dòng nhả 1.Không cài đặt lai được
2.Thiết bị bảo vệ hỏng
Cài đặt lại sau khi kiểm tra 2.Sữa chữa hoặc thay thế nếu hỏng
Bộ điều nhiệt quá nhiệt của máy nén nhả Thiết bị bảo vệ hỏng Sữa chữa hoặc thay thế nếu hỏng
Điều khiển khóa liên động giữa công tắc dòng và bơm, tháp giải nhiệt bị hỏng 1.Quá nhiều không khí bên trong đường ống nước hoặc bơm nước hỏng
2.Tiếp xúc kém
1.Xả khí
2.Sữa chữa hoặc thay thế nếu hỏng
Thiết bị bảo vệ áp suất hút nhả 1.Van ở đường ống tác nhân lạnh đóng hoặc không mở đủ
2.Hệ thống rò rỉ tác nhân lạnh, thiếu gas
3.Hỏng tiếp xúc
1.Mở hòan tòan van
2.Kiểm tra rò rỉ và nạp lại gas
3.Sữa chữa hoặc thay thế nếu hỏng
Thiết bị bảo vệ không nhả 1.Điểm cài đặt của bộ quá nhiệt quá cao
2.Bộ điều nhiệt hỏng
3.Lỗi pha nguồn điện
4.Có tiếng ồn không bình thường từ mô tơ
5.Tiếp xúc mạch điều khiển hỏng
1.Chỉnh điểm cài đặt
2.Sữa chữa hoặc thay thế nếu hỏng
3.Kiểm tra điểm tiếp xúc của nguồn điện chính hoặc thay đổi rơ le hạn định điện áp (47R)
Sữa chữa hoặc thay thế nếu hỏng
Sữa chữa hoặc thay thế nếu hỏng
Máy nén khởi động nhưng dừng ngay lập tức
3. Máy nén khởi động nhưng dừng ngay lập tức
Thiết bị bảo vệ áp suất đẩy nhả 1.Van ống nước làm mát có thể bị đóng hoặc không mở hòan tòan
2.Quạt tháp giải nhiệt không chạy
3.Quạt dàn ngưng giải nhiệt gió không chạy
4.Bơm nước giải nhiệt hoặc mô tơ quạt tháp giải nhiệt chạy ngược chiều
5.Nhiệt độ nước giải nhiệt lớn hơn so với thiết kế
6.Có quá nhiều cáu cặn ở ống ngưng tụ bình ngưng
7.Có quá nhiều cặn bẩn bám vào dàn ngưng tụ
8.Van điều chỉnh về phía áp suất cao của hệ thống lạnh có thể bị đóng hoặc không mở hòan tòan
9.Quá nhiều gas trong hệ thống
10.Không khí hoặc khí không ngưng trong hệ thống lạnh
11.Thiết bị bảo vệ áp suất hỏng hoặc cài đặt không phù hợp
1.Mở van hòan tòan
2.Sữa chữa hoặc thay thế nếu hỏng
3. Sữa chữa hoặc thay thế nếu hỏng
4.Kiểm tra chiều quay mô tơ và đảo pha
5.Tăng lượng nước cấp nhờ điều chỉnh van nước, thay bơm lớn hơn, vệ sinh lọc,v.v…
6.Vệ sinh ống nhờ hóa chất làm sạch
7.Vệ sinh dàn ngưng bằng nước hoặc hoá chất làm sạch
8.Mở van hòan tòan
9.Xả bớt đến đủ gas
10.Xả khí và sạt lại gas hệ thống
11.Thay một thiết bị bảo vệ mới hoặc điều chỉnh điểm cài đặt
Thiết bị bảo vệ áp suất hút nhả 1.Van chặn đường hút hoặc van đường lỏng có thể bị đóng hoặc không mở hòan tòan
2.Rò gas hệ thống lạnh
3.Thiếu gas
4.Bị kẹt bộ tách ẩm
5.Van tiết lưu hỏng
6.Thiết bị bảo vệ áp suất hút hỏng
1.Mở van hoặc thay một van điện từ mới
2.Kiểm tra rò rỉ và sữa chữa
3.Thêm gas đến đủ
4.Thu hồi hoặc xả gas và thay một bộ tách ẩm mới
5.Thay van tiết lưu mới
6.Thay thiết bị bảo vệ mới
Rơle bảo vệ quá dòng nhả 1.Cài đặt kém
2.Chạy đơn pha
3.Lỗi điện áp
4.Mô tơ máy nén hỏng
5.Ap suất làm việc quá cao
1.Chỉnh lại điểm cài đặt
2.Kiểm tra điện áp nguồn
3.Kiểm tra và sữa chữa
4.Kiểm tra và sữa chữa
5.Kiểm tra hệ thống lạnh
Bộ điều nhiệt quá nhiệt máy nén nhả 1.Hư hỏng phần cơ máy nén
2.Dây điện kéo căng hoặc đấu dây không đảm bảo
1.Kiểm tra hoặc sữa chữa
2.Kiểm tra hoặc sữa chữa
Bộ điều nhiệt bảo vệ chống đông nhả 1.Lượng nước lạnh không đủ do nhiệt độ nước lạnh ra quá thấp
2.Bộ điều nhiệt nước lạnh hỏng hoặc điểm cài đặt quá thấp
3.Điểm cài đặt không phù hợp hoặc bộ điều nhiệt chống đông hỏng
1.Kiểm tra bơm nước lạnh và xả không khí ống nước làm lạnh.
2.Điểm cài đặt đúng hoặc thay đổi cái mới nếu hỏng
3.Chỉnh lại điểm cài đặt hoặc thay cái mới
Bộ bảo vệ áp suất dầu nhả 1.Bộ bảo vệ cài đặt không phù hợp
2.Hệ thống dầu bị ngẹt
3.Gas lỏng về máy nén
4.Bảo vệ hỏng
1.Cài đặt lại áp suất dầu
2.Vệ sinh lọc dầu hoặc ống dẫn dầu
3.Điều chỉnh van tiết lưu
4.Sữa chữa hoặc thay cái mới nếu hỏng
4. Ap suất đẩy quá thấp Thiết bị bảo vệ không nhả 1.Thiếu gas
2.Máy nén hỏng
3.Nhiệt độ nước giải nhiệt quá thấp
4.Ap suất hút quá thấp
1.Cần thêm gas đến đủ
2.Thay hoặc sữa chữa máy nén
3.Tạo nhiệt độ cao hơn
4.Xem mục 3-2
5. Ap suất hút quá cao Thiết bị bảo vệ không nhả Tải làm mát vượt quá so với thiết kế
Năng suất máy nén tụt xuống
Mở van tiết lưu quá lớn
Bộ điều khiển năng suất lạnh tự động hỏng
Thừa gas
Điều chỉnh tải làm mát
Kiểm tra hoặc sữa chữa máy nén
Điều chỉnh độ mở van tiết lưu
Kiểm tra hoặc sữa chữa bộ điều khiển
Xả bớt đến đủ gas
6. Chấn động, ồn Thiết bị bảo vệ không nhả
Máy nén hỏng
Gas lỏng về máy nén
Máy nén thất thóat dầu lạnh
Bộ giảm âm hỏng
Bulông đế máy tháo lỏng
Khung đỡ ống chế tạo không đỡ tốt
Công tắc tơ có tiếp xúc cố định không tốt hoặc có cái gì đó bên trong hoặc vít tháo lỏng
Kiểm tra hoặc sữa chữa
Điều chỉnh độ mở van tiết lưu
Kiểm tra và châm thểm dầu
Thay cái mới
Cố định lại
Làm lại khung đỡ hoặc gia tăng thêm khung đỡ ống
Kiểm tra, vệ sinh hoặc siết lại vít
7. Cầu chì hoặc cầu dao nguồn điện hỏng hoặc nhả Thiết bị bảo vệ không nhả 1.Ngắn mạch giữa dây pha hoặc dây nối đất
2.Môtơ máy nén hỏng
1.Kiểm tra dây
2.Kiểm tra hoặc sữa chữa
8. Bộ điều khiển năng suất lạnh tự động hỏng Thiết bị bảo vệ không nhả 1.Bộ điều nhiệt hỏng
Van điện từ hỏng 3.Ống nước bị ngẹt
4.Điều khiển năng suất lạnh hỏng
Áp suất đẩy quá thấp
Sữa chữa hoặc thay thế nếu hỏng
2.Thay cái mới
3.Vệ sinh ống
4.Sữa chữa hoặc thay thế nếu hỏng
5.Nâng áp suất đẩy lên hơn 13kg/cm2
9. Máy nén quá nhiệt Không có thiết bị bảo vệ 1.Điều chỉnh quá nhiệt quá cao
2.Áp suất đẩy quá cao
3.Áp suất hút quá thấp
1.Điều chỉnh van tiết lưu đến điểm cài đặt thích hợp hơn
2.Xem “3-1”
3.Xem “3-2”
                          Chiller giải nhiệt nước